IMC là gì? Đâu là những lợi ích và khó khăn khi triển khai IMC?

IMC đã từng là một hiện tượng và giờ đây là một phần không thể thiếu trong các chiến dịch truyền thông của thương hiệu. Vậy IMC là gì, đâu là những lợi ích và khó khăn khi triển khai? Cùng Mai Linh Media tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Vai trò của IMC với doanh nghiệp

  1. 1. IMC là gì?

IMC (viết tắt của Integrated Marketing Communications) thường được phiên dịch là chiến lược truyền thông marketing tích hợp. Cụ thể, doanh nghiệp sẽ triển khai nhiều hoạt động tiếp thị – truyền thông mang tính phối hợp và gắn kết chặt chẽ với nhau, nhằm truyền tải thông điệp một cách rõ ràng và nhất quán. 

Vì vậy, thương hiệu thường lựa chọn IMC khi muốn lan tỏa hình ảnh, sản phẩm, dịch vụ đến đông đảo người tiêu dùng. Các hình thức IMC điển hình bao gồm quảng cáo, khuyến mãi, marketing trực tiếp, PR và bán hàng cá nhân. Mỗi thành phần đều có các vai trò, cách triển khai khác nhau, cùng với những ưu, nhược điểm nhất định. 

IMC-la-gi-dau-la-nhung-loi-ich-va-kho-khan-khi-trien-khai-IMC

Do đó, tùy vào nguồn lực công ty và những dự định mong muốn, doanh nghiệp cần cân nhắc để chọn ra hình thức phù hợp và hiệu quả cho chiến dịch của mình. Bạn có thể chọn chiến lược IMC phủ 360 độ, sử dụng hết mọi kênh; hoặc chỉ chọn một số kênh nhất định để tối ưu chi phí. Trước đây, các thương hiệu thường thiên về chiến lược phủ tuyệt đối trên mọi kênh. Tuy nhiên, sau thời gian dài giãn cách, thị trường có xu hướng ‘gọn hơn’, thường chỉ tập trung truyền thông trên digital, giảm bớt các hoạt động sự kiện.

  1. 2. Vai trò của truyền thông marketing tích hợp với doanh nghiệp

Cùng với những lợi ích nhất định, IMC đóng vai trò quan trọng trong việc lan tỏa thương hiệu và xây dựng mối quan hệ với khách hàng. Từ đó, tạo ra lợi thế cạnh tranh và giá trị khác biệt so với đối thủ. Những lợi ích nổi bật có thể kể đến là:

– Lan tỏa thông điệp nhanh chóng đến đông đảo người tiêu dùng nhờ đa dạng kênh tiếp cận.

– Thiết lập sự nhất quán trong hình ảnh thương hiệu, và trong cách nhìn nhận của khách hàng.

– Đáp ứng nhu cầu của mọi đối tượng mục tiêu, từ khách hàng cũ/trung thành đến khách hàng mới tiềm năng. Từ đó, doanh nghiệp thuận lợi tạo mối quan hệ với người tiêu dùng, kết nối và tăng độ yêu thích thương hiệu.

– Truyền tải một thông điệp xuyên suốt chiến dịch cùng với hình thức sáng tạo, khách hàng sẽ ấn tượng và ghi nhớ thương hiệu lâu hơn. Duy trì cách này trong thời gian dài sẽ giúp doanh nghiệp dần trở thành lựa chọn nổi bật trong tâm trí khách hàng.

– Tạo cơ hội xây dựng hình ảnh tốt về doanh nghiệp, nâng cao uy tín… nhờ đó thúc đẩy tỷ lệ bán hàng hiệu quả. 

Có thể thấy, IMC mang lại nhiều lợi ích và đóng góp vai trò quan trọng trong kế hoạch truyền thông của doanh nghiệp. Nhưng bên cạnh đó, thương hiệu cũng có thể đối diện với những khó khăn khi lựa chọn chiến lược này.

Các thách thức khi triển khai kế hoạch IMC

Để có thể tận dụng được các lợi ích trên một cách tối ưu và hiệu quả, doanh nghiệp cần cẩn trọng trong quá trình triển khai chiến lược IMC, đặc biệt nên lưu ý 2 điểm sau:

  1. 1. Tính nhất quán khi sử dụng đa dạng kênh truyền thông

Doanh nghiệp thường lựa chọn IMC để tận dụng nhiều kênh truyền thông, nhằm tối đa khả năng lan tỏa và gợi nhắc thương hiệu. Nhưng nếu hình ảnh, nội dung không thống nhất, thì khách hàng khó liên kết chúng thành những hoạt động thuộc cùng một chiến dịch. Từ đó, công chúng khó ‘ngấm’ thông điệp hơn, ảnh hưởng đến mức độ nhận diện thương hiệu.

IMC-la-gi-dau-la-nhung-loi-ich-va-kho-khan-khi-trien-khai-IMC

Để đảm bảo được tính nhất quán trong chiến dịch IMC, doanh nghiệp cần nắm rõ ý tưởng tổng và vai trò của các kênh sử dụng. Cụ thể, thương hiệu cần xác định các kênh sẽ dành cho ai, triển khai ra sao, vào lúc nào, đặc biệt là cách chúng liên kết với nhau để lan tỏa được thông điệp tổng. 

Đôi lúc, doanh nghiệp chỉ cần một thông điệp cho mọi kênh; nhưng đôi khi nội dung sẽ được cá nhân hóa tùy vào đặc thù từng đối tượng, từng kênh, để làm sao vừa phù hợp với hình thức truyền thông lựa chọn, vừa không lệch so với concept tổng. Để làm được điều này, vai trò đặt nặng ở người điều phối, bởi họ phải quản lý các hoạt động truyền thông và những đơn vị cung cấp dịch vụ, sao cho chúng không bị xung đột, đồng thời phù hợp với ý tưởng chính. 

  1. 2. Tính sáng tạo khi triển khai hoạt động truyền thông

Trong quá trình lên kế hoạch IMC, một số doanh nghiệp thường có xu hướng lựa chọn các kênh trước khi lên ý tưởng. Điều này vô tình khiến thương hiệu bị rập khuôn, khi không gian sáng tạo đang phụ thuộc vào kênh lựa chọn.

Suy cho cùng, yếu tố cốt lõi để triển khai IMC hiệu quả không nằm ở số lượng kênh, mà là làm sao để truyền tải thông điệp một cách tối ưu và trọn vẹn nhất đến đúng đối tượng. Do đó, doanh nghiệp nên phát triển ý tưởng trước, rồi hãy tìm các kênh phù hợp để truyền tải hiệu quả. Như vậy, thương hiệu sẽ có không gian thoải mái để sáng tạo, lên kế hoạch với những góc nhìn mới và rộng hơn.

Sau khi đã có danh sách kênh, doanh nghiệp cũng cần phải sắp xếp thứ tự ưu tiên, chính phụ của các kênh. Đồng thời, thương hiệu sẽ nghĩ cách làm sao để cùng là kênh quảng cáo đó, nhưng có thể mang đến những cách thức và nội dung truyền tải mới mẻ và đột phá, thu hút khách hàng hiệu quả. 

IMC-la-gi-dau-la-nhung-loi-ich-va-kho-khan-khi-trien-khai-IMC

Ví dụ, doanh nghiệp lựa chọn kênh quảng cáo trên xe taxi, thì bên cạnh khả năng truyền tải thông điệp ngoài thân xe bằng những banner truyền thống, bạn cũng có thể sáng tạo với các hình thức bên trong xe. Thay vì sử dụng ảnh tĩnh thông thường, thương hiệu có thể đột phá với các slide chuyển động, video thú vị bằng tablet sau ghế khách taxi. Cùng là tiếp cận đối tượng đi taxi, cùng truyền tải một ý tưởng, nhưng thay đổi hình thức sẽ giúp thương hiệu trở nên nổi bật hơn so với đối thủ, tối ưu hiệu quả chiến dịch.

Để tìm hiểu thêm về hình thức quảng cáo tablet, tham khảo thêm tại: Săm soi 3 ứng dụng chính của quảng cáo tablet trên taxi Mai Linh

Lời kết

Có thể thấy, IMC mang lại nhiều lợi ích và vai trò quan trọng cho doanh nghiệp. Dù có những thách thức nhất định, nhưng nếu biết cách phối hợp các hình thức và triển khai ý tưởng sáng tạo, thì IMC vẫn là lựa chọn truyền thông tối ưu và hiệu quả cho các doanh nghiệp.

Nếu bạn đang tìm đơn vị tư vấn xây dựng kế hoạch IMC, cũng như hỗ trợ triển khai mang tính chuyên môn và hiệu quả, Mai Linh Media – IMC Agency trực thuộc hệ sinh thái Mai Linh sẽ giúp bạn bằng cách:

– Cung cấp các giải pháp, chiến lược truyền thông từ offline đến online (và ngược lại). 

– Hướng đến mục tiêu truyền tải những thông điệp, nội dung quảng cáo sáng tạo tới khách hàng trong một ngân sách tối ưu.

Hãy liên hệ với Mai Linh Media qua 098 328 5111 hoặc để lại thông tin tại form bên dưới để được tư vấn, hỗ trợ về kế hoạch truyền thông sắp tới nhé!

Tin nhắn

IMC là gì? Đâu là những lợi ích và khó khăn khi triển khai IMC?
64 Đường Hai Bà Trưng, Phường Bến Nghé, Quận 1, Thành Phố Hồ Chí Minh
  • all right reserved
  • privacy policy
  • Term & condition