Cách Quảng Bá Thương Hiệu Tối Ưu Theo Từng Ngân Sách
Xây dựng và quảng bá thương hiệu là hành trình dài mà ở đó ‘ngân sách lớn’ là lợi thế nhưng không hẳn là yếu tố mang tính quyết định đến kết quả cuối cùng. Cụ thể ra sao, hãy cùng Mai Linh Media tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Với những thương hiệu mới hay có ngân sách nhỏ, quảng bá rầm rộ qua các chiến dịch IMC không hẳn là lựa chọn sáng suốt. Thay vào đó, doanh nghiệp nên tập trung nguồn lực vào những kênh quảng cáo chính và định nghĩa về giá trị sản phẩm/ dịch vụ để tạo sự chú ý. Suy cho cùng, khi thương hiệu còn ‘mới’ trong mắt đối tượng mục tiêu, việc ưu tiên hàng đầu là gia tăng độ hiện diện của mình tại các kênh mang lại ‘doanh thu chủ yếu’! Những nền tảng quảng cáo còn lại chỉ là lựa chọn phụ khi các ‘nút thắt’ ngân sách được gỡ ra!
Nhìn chung, các kênh quảng cáo phù hợp cho thương hiệu có thị phần thấp, ngân sách mỏng đa phần ‘gói gọn’ trên thế giới số bởi so về độ phủ và chi phí bỏ ra trên 1 người tiếp cận, các nền tảng digital thường dễ đo lường và tối ưu hơn. Bên cạnh đó, khi đã thành công khơi dậy sự ‘hứng thú’ của đối tượng, doanh nghiệp có thể tiếp tục bám đuổi họ trên nhiều nền tảng khác nhau để tiếp tục làm rõ về sản phẩm/ dịch vụ thương hiệu!
Để tối đa hiệu quả các chiến lược quảng bá thương hiệu trên digital, doanh nghiệp cần cân nhắc đồng thời 2 yếu tố:
Khi áp lực ngân sách đã phần nào được giải phóng, mục tiêu của việc xây dựng và quảng bá thương hiệu lúc này không còn là ‘cố thủ’ tại những kênh chính mà còn cần mở rộng và tối đa phạm vi tiếp cận. Lúc này, song song với các hoạt động duy trì lợi thế trên các kênh chính như digital, doanh nghiệp nên trích một phần ngân sách cho các kênh bổ trợ chẳng hạn như quảng cáo ngoài trời (OOH) để không chỉ gia tăng nhận thức thương hiệu mà còn gợi nhắc và tạo sự ‘thích thú’ qua các hoạt động sáng tạo.
Tùy vào độ ‘dư giả’ về ngân sách và hành vi đối tượng mà doanh nghiệp có thể cân nhắc các hình thức quảng cáo thương hiệu ‘nhẹ phí’ như:
(Tìm hiểu chi tiết về kênh quảng cáo taxi tại: quảng cáo trên phương tiện di chuyển, dùng sao cho đúng, cho hay)
Ngoài ra nếu doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực FMCG, các hoạt động trưng bày sản phẩm hay trade marketing cũng là những điểm chạm giúp mở rộng ‘phạm vi’ và tần suất tiếp cận của thương hiệu. Mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp lúc này vẫn là làm thế nào để ‘lấn át’ đối thủ về độ nhận biết và ‘ồn ào’ để từ đó, tận dụng các hiệu quả của chiến lược branding làm lực đẩy cho sự tăng trưởng và mở rộng thị phần!
Với doanh nghiệp không gặp giới hạn về ngân sách mà chỉ chú trọng vào tính hiệu quả trên từng đồng ngân sách bỏ ra, cách quảng cáo thương hiệu sẽ ‘đa dạng’ hơn. Thường thì trọng tâm chính của doanh nghiệp trong giai đoạn này là xây dựng hình ảnh và quảng cáo thương hiệu cho cả các nhãn hàng mẹ – con, đồng thời duy trì được sự hiện diện và tối ưu tần suất xuất hiện trên mọi kênh, nền tảng, đặc biệt là vào các sự kiện lớn.
Với những doanh nghiệp lớn, ngân sách cao, việc chọn kênh quảng cáo cũng là một hình thức khẳng định vị thế thương hiệu. Song song với hoạt động digital, các kênh chính thường được dùng để quảng bá thương hiệu lúc này thường là:
Hy vọng 3 gợi ý trên sẽ giúp hỗ trợ phần nào trong chiến lược kênh cho các dự định sắp tới của doanh nghiệp. Ngoài ra, nếu bạn đang có dự định mở rộng phạm vi tiếp cận tới đối tượng mục tiêu khi đã đầu tư bài bản trên các nền tảng số cũng như tìm kiếm các đơn vị cung cấp dịch vụ quảng bá thương hiệu ‘thiện chiến’ về OOH, hãy dành cho Mai Linh Media một buổi hẹn qua Form bên dưới để cùng thảo luận tìm ra giải pháp tốt nhất nhé!